Influencer Marketing là một chiến lược tiếp thị ngày càng phổ biến trong kỷ nguyên số – nơi mà sự ảnh hưởng của những cá nhân nổi tiếng trên mạng xã hội nhận được rất nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, như một “con dao hai lưỡi”, Influencer Marketing có những lợi ích cũng như nhược điểm riêng.

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là một chiến lược tiếp thị mà các nhãn hàng hoặc doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng thông qua việc hợp tác với các người có ảnh hưởng lớn (Influencers) trên các nền tảng truyền thông xã hội. Influencers là những người có sự ảnh hưởng đáng kể trên mạng xã hội, thường là những người nổi tiếng, người dùng có số lượng lượng người theo dõi đông đảo và có tương tác cao với nội dung mà họ chia sẻ.

Chiến lược Influencer Marketing thường bao gồm việc tạo ra các nội dung hấp dẫn và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu mà doanh nghiệp muốn quảng bá. Sau đó, các influencers sẽ chia sẻ, đăng tải hoặc giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu này trên các kênh truyền thông xã hội của mình. Qua đó, họ giúp tạo sự chú ý và tương tác tích cực từ phía khách hàng, từ đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Influencer Marketing

Influencer Marketing có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau, bao gồm đăng bài viết, đăng hình ảnh, video giới thiệu, đánh giá sản phẩm, hoặc thậm chí là sự tài trợ và hợp tác dài hạn với influencers. Các mạng xã hội phổ biến như Instagram, YouTube, Facebook và TikTok thường là nơi diễn ra hoạt động Influencer Marketing.

Ưu và nhược điểm của chiến dịch Influencer Marketing

Ưu điểm

Một trong những lợi ích lớn nhất của những chiến dịch Influencer Marketing là khả năng tăng độ tin cậy của thương hiệu hoặc sản phẩm. Khi những người nổi tiếng trên mạng xã hội chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn, người hâm mộ của họ có xu hướng tin tưởng và quan tâm hơn đến sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Mỗi Influencer có số lượng người theo dõi nhất định và tương tác với họ trên nền tảng mạng xã hội. Chính vì thế mà khi lựa chọn triển khai những chiến dịch Influencer Marketing sẽ giúp mở rộng phạm vi đối tượng tiếp cận của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn đến những người hâm mộ của Influencer đó. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng mới chưa thể tiếp cận trước đây.

Influencer Marketing cung cấp một cách để tạo nội dung gốc và độc đáo cho thương hiệu của bạn. Những Influencer có khả năng tạo ra những nội dung hấp dẫn, chất lượng và phù hợp với đối tượng của họ. Điều này giúp tăng tính gây chú ý và chia sẻ của nội dung, đồng thời giúp thương hiệu của bạn nổi bật và khác biệt trên mạng xã hội.

Influencer Marketing thường tạo được tính tương tác cao giữa Influencer và người hâm mộ của họ, từ đó giúp xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Influencer và đối tượng của họ. Và đây cũng là cách để tăng cường sự tương tác giữa thương hiệu của bạn và khách hàng tiềm năng. 

Influencer Marketing

Nhược điểm

Một trong nhược điểm của Influencer Marketing là không đảm bảo tính nhất quán và đồng nhất trong kết quả. Hiệu quả của chiến dịch Influencer Marketing phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự phù hợp giữa thương hiệu và Influencer, chất lượng nội dung, độ tương tác của người theo dõi và cảnh báo về sự đánh giá không chính xác hoặc mua bỏ người theo dõi.

Chiến dịch Influencer Marketing có thể đòi hỏi nguồn lực tài chính đáng kể, đặc biệt là đối với các thương hiệu nhỏ và vừa. Công việc tìm kiếm, lựa chọn và liên lạc với Influencer, cũng như việc thương lượng hợp đồng và đảm bảo tính minh bạch trong các giao dịch có thể tốn nhiều thời gian và nguồn lực.

Một số thương hiệu có thể không có hoàn toàn kiểm soát được nội dung được chia sẻ bởi Influencer. Mặc dù thương hiệu có thể đưa ra hướng dẫn, tuy nhiên, Influencer vẫn có thể tự do thay đổi nội dung hoặc đưa ra ý kiến của riêng họ, điều này có thể dẫn đến sự không nhất quán hoặc không đạt được thông điệp tiếp thị như mong đợi.

Nhiều Influencer có quan hệ thương mại với các thương hiệu, do đó, đánh giá của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ có thể không độc lập và khách quan. Điều này có thể dẫn đến sự mất đi tính khách quan và đáng tin cậy trong thông điệp tiếp thị của thương hiệu.

Một số ví dụ cho thấy Influencer Marketing là “con dao hai lưỡi”

Asia Sport đem về doanh thu khủng cùng rapper giới trẻ Hiếu Thứ Hai

Không thể kể đến thương hiệu giày Việt Nam đang nổi đình đám trong những ngày gần đây là Asia Sport. Doanh thu của họ đã tăng đáng kể từ khi rapper HIEUTHUHAI – Hiếu Thứ Hai đã mang và đăng hình trên trang cá nhân của mình. Không chỉ có nam rapper mà còn nhiều nghệ sĩ cũng đã diện đôi giày này. Nhờ vào tầm ảnh hưởng của những nghệ sĩ đã giúp sản phẩm cháy hàng và hình ảnh thương hiệu được vực dậy sau một khoảng thời gian dài.

Shopee “vạ lây” với phốt của Influencer

Có thể nói Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử sử dụng Influencer Marketing thành công nhất khi những chiến dịch của họ đều rất thu hút khách hàng. Tuy nhiên, cũng có lúc Shopee phải lao đao trước sự cố của Influencer. Ví dụ như việc nghệ sĩ Hoài Linh dính vào vụ việc 14 tỷ làm từ thiện cho miền Trung cũng đã khiến cho Shopee ngồi không cũng bị vạ lây.

Xem thêm: Các thương hiệu rút ra được gì sau ồn ào của “chiến thần” Võ Hà Linh?

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA